Phân biệt lễ vu quy, đính hôn, tân hôn và thành hôn

Rất nhiều cặp cô dâu chú rể ngày cưới đã cận kề nhưng vẫn còn nhầm lẫn giữa các khái niệm lễ vu quy, đính hôn, tân hôn và thành hôn. Các thuật ngữ này luôn được nghe trong các đám cưới nhưng để hiểu tường tận về nó thì không mấy ai nắm được. Vì thế bài viết hôm nay sẽ giải đáp “tất tần tật” về các khái niệm này cũng như nghi thức thực hiện ra sao.

Lễ vu quy là gì?

Vu quy hiểu ngắn gọn là con gái về nhà chồng vì thế lễ vu quy là buổi lễ bố mẹ đưa con gái về nhà chồng. Thông thường, bảng lễ vu quy sẽ được treo ở nhà giá và đây cũng là từ dành riêng cho cô dâu. Trong buổi lễ này, đôi uyên ương sẽ thắp hương cho bàn thờ gia tiên để bày tỏ lòng thành kính với ông bà, ngoài ra trước đây còn có quy tắc vái lạy cha mẹ để thể hiện lòng hiếu thảo, biết ơn đối với công lao dưỡng dục.

Các nghi thức lễ vu quy

Sau khi đã hiểu được lễ vu quy là gì, chúng ta hãy cùng tìm hiểu thêm về các nghi thức lễ vu quy được tiến hành ra sao. Những lễ nghi trong lễ vu quy là giá trị truyền thống mà người Việt Nam nền gìn giữ và lan truyền cho các thế hệ sau. Dù trong thời buổi hiện đại ngày nay, con người ngày càng bận rộn nên mong muốn việc gì cũng phải nhanh chóng và tốt nhất là đơn giản như nước ngoài. Tuy là thế, những lễ nghi căn bản trong lễ vu quy vẫn cần được giữ lại nên hãy cùng nhau tìm hiểu nhé.

 Nghi thức xin dâu tại lễ vu quy

Nghi thứ đầu tiên được diễn ra trong lễ vu quy là nghi thức xin dâu. Đầu tiên, đại diện nhà giá và bố mẹ cô dâu sẽ đứng theo thứ tự vai vế để chờ nhà trai đến đón dâu. Bên nhà nam cũng sẽ làm tương tự và phải đến cùng với tráp lễ để thể hiện lòng thành. Sau khi hai bên chào hỏi, trưởng tộc nhà trai sẽ nói vài lời để xin dâu. Bên nhà gái nếu chấp thuận, trưởng tộc nhà trai sẽ mời cả nhà gái vào nhà.

Nghi thức trao quả cho họ nhà gái tại lễ vu quy

Trao quả là nghi thức tốt đẹp thể hiện tình cảm, tấm lòng của hai phía cô dâu và chú rể.r  Dàn bưng quả của hai nhà sẽ đứng đối diện nhau trao quả như một hình thức trả duyên. Sau đó, cả nhà trai tiến vào trong theo sau là dàn bưng quả nam nữ nam nữ tiến hành đặt mâm quả lên bàn thờ. Điều này như một cách thông báo với ông bà tổ tiên nhà trai đến “xin dâu” cũng như thể hiện tấm lòng của mình.

Trò chuyện trước bàn thờ làm lễ nhà cô dâu

Cả hai bên cùng nhau uống rượu mừng, trò chuyện để hai bên hiểu nhau hơn. Nhài tra sẽ thưa chuyện với nhà gái và trưởng tộc sẽ là người trình mâm lễ vật của nhà trai. Thông thường, mâm lễ vật sẽ bao gồm trâu cau, khau rượu, mâm trà rượu, đèn cầy, mâm kim ngân,.. Vai trò của phụ rể lúc này sẽ là rót rượu vào ly để cai hai bên cùng uống mừng. Sau một hồi trò chuyện, trưởng tộc phía đàng trai sẽ yêu cầu được gặp mặt cô dâu. Mẹ cô dâu sẽ dẫn con gái mình ra để chào hai họ

 Lễ cúng bái trước bàn thờ gia tiên

Bàn thờ gia tiên trong lễ vu quy đã được nhà gái chuẩn bị tươm tất. Theo thông lệ, phụ rể sẽ đốt 8 cây nhang đưa cho hai bên cúng, theo thứ tự lần lượt là trưởng tộc rồi đến bố mẹ , cuối cùng là cô dâu và chú rể. Lúc cúng bái, mọi người phải thật nghiêm túc và thành tâm. Ba mẹ hai bên thông qua việc thắp nhang này cầu mong cho cặp vợ chồng sắp cưới sẽ có những ngày tháng hôn nhân hạnh phúc, ông bà phù hộ cho con cháu đầy nhà. Đây là một truyền thống thiêng liêng thể hiện lối sống “ăn quả nhớ kẻ trồng cây” khi con cháu luôn nghĩ và nhớ tới tổ tiên của mình.

Nghi thức trao nhẫn cưới và tặng của hồi môn trong lễ vu quy

Trưởng tộc nhà trai đại diện mời mẹ chú rể tặng trang sức cho cô dâu. Mẹ chú rể sẽ đeo trang sức lên cho con dâu tương lai, thể hiện tình cảm, sự thương yêu của mẹ chồng đối với nàng dâu mới. Tiếp đó, mẹ nhà gái cũng sẽ mang nữ trang tặng cho con gái mình để làm của hồi môn về nhà chồng, đồng thời nhắn nhủ con gái về nhà chồng phải biết cách sống đúng mực và phải hạnh phúc.

 Nghi thức dâng trà và dâng trầu cau trong lễ vu quy tại nhà

Hai nghi thức này nhằm thể hiện sự kính trọng của con cháu đối với người lớn trong nhà. Cô dâu và chú rể sẽ là người dâng trà cho trưởng tộc và sau đó là đến bố mẹ hai bên. Ngày xưa, người ta sẽ quỳ để dâng trà nhưng bây giờ việc này có thể bỏ qua để thể hiện sự bao dung của cha mẹ đối với con cái của mình. Lúc này, hai họ sẽ cùng nhau chúc cho đôi trẻ có cuộc hôn nhân mỹ mãn. Kế đến, cả hai sẽ cùng mở mâm trầu cau, cô dâu bẻ ba trái kèm với lá trầu để chú rể đặt lên bàn thờ gia tiên.

Nghi thức lại quả và trao quả trong lễ vu quy tại nhà

Khi kết thúc, phía nhà gái sẽ chia đồ lại quả cùng với việc trả lại các tráp lễ cho nhà trai. Một điều bạn nhất định phải nhớ đó là đồ lại quả phải dùng tay xé chứ không được dùng dao hay kéo. Khi lại quả, lễ vật phải là số chẵn và các mâm tráp được đặt ngửa nắp lên trên. Sau cùng, dàn bê tráp hai bên trao quả lại cho nhau và phía bên nhà trai cũng lần lượt chào hỏi nhà gái và ra về.

Thông thường, sau lễ vu quy sẽ là lúc cô dâu chú rể về lại nhà mẹ đẻ cô dâu để ăn bữa cơm, trò chuyện để thêm phần thân tình, cũng như đây là giây phút con gái bày tỏ nỗi niềm khi phải sắp về nhà chồng.

Bài phát biểu lễ vu quy

Lời phát biểu trong lễ vu quy sẽ do nhà giá thực hiện nhằm khiến buổi lễ cảm xúc hơn cũng như gắn kết tình thông gia giữa hay bên. Bài phát biểu có ý nghĩa thực sự quan trọng, vậy làm cách nào để bài phát biểu xúc tích nhưng lại đong đầy cảm xúc đây?

Chắc chắn ai đọc đến đây, đều là người sắp phải thực hiện lời phát biểu trong lễ vu quy. Có lẽ trước khi viết bài, bạn rất lo lắng làm sao để cuốn hút và đáng nhớ nhất. Bí quyết đầu tiên đó là đọc bài tham khảo của người khác, từ nhỏ nếu đọc nhiều văn mẫu thì tự nhiên làm văn cũng hay lên vậy thì bây giờ hãy dựa vào những bài phát biểu tại lễ vu quy hay để khơi gợi nguồn cảm hứng viết lách. Dựa vào bài mẫu bạn sẽ có một phần sườn hoàn hảo từ đó phát triển ý hay hơn. Khi viết bài phát biểu, cùng cần chú ý văn phong cho nghiêm túc và chỉn chu để nhà trai có cái nhìn tốt về nhà gái. Ngôn ngữ cùng cần phải phù hợp, thể hiện sự tôn trọng với hai bên cũng như tình cảm dành cho cặp tân lang- tân nương. Khi đã hoàn thành phần văn bản của mình, cách bạn phát biểu cũng vô cùng quan trọng, một bài phát biểu hay đến đâu mà người nói cứ ấp a ấp úng thì đều sẽ làm phá hủy không khí vui vẻ của buổi lễ vu quy. Vì thế, để lưu loát, hãy tập luyện thật kỹ từ điệu bộ cho đến giọng nói của mình và tốt nhất nên có người nhận xét, chỉnh sửa cho bạn. Đây là cách cơ bản nhất giúp bạn phần nào có thể hoàn thành nhiệm vụ quan trọng của mình trong buổi lễ vu quy tại nhà.

Lễ đính hôn là gì?

Lễ đính hôn (lễ đính hôn tiếng anh là Engagement Ceremony)  là một buổi lễ quan trọng không kém lễ vu quy. Theo phong tục hôn nhân, thông qua buổi lễ này hai họ sẽ thông báo chính thức việc hứa gả cho mọi người được biết. Lúc này đây, người con trai sẽ đem lễ vật đến để xin được làm rễ, tập xưng hô bố mẹ để với mong muốn bố mẹ gả vợ sắp cưới.

Những nghi thức lễ đính hôn bạn cần phải biết

Theo ngày giờ đã định sẵn ở lễ dạm ngõ, phía nhà chú rể sẽ đến nhà gái kèm với lễ vật đã thỏa thuận. Lúc này chủ hôn sẽ tiến hành chào hỏi nhà giá, trò chuyện và xin nhập gia. Sau khi uống xong ly rượu, bên đàng trai trao quả cho nhà gái và với sự cho phép của nhà gái, nhà trai tiến vào trong. Lúc này, hai bên sẽ giới thiệu các thành viên gia đình của nhau, chủ hôn nói mục đích của buổi lễ. Sau đó, mặt chú rể sẽ đeo trang sức đã chuẩn bị cho cô dâu như để thể hiện lòng thành với con gái nhà người ta nuôi nấng vất vả. Sau đó, hai bên thắp nhang trước bàn thờ gia tiên để thông báo cho ông bà về chuyện hôn sự. Cuối cùng đến khi lại quả cũng là lúc lễ đính hôn kết thúc.

 Cách thức Trang trí lễ đính hôn tại nhà 

Lễ đính hôn thường được tổ chức tại nhà để tạo không khí gần gũi, hai bên thông gia sẽ dễ dàng trò chuyện với nhau hơn. Đối với buổi lễ này, phía cô dâu hoàn toàn có thể tự trang trí lễ đính hôn tại nhà để có thể tiết kiệm chi phí đám cưới. Hãy cùng nhau tìm hiểu xem trang trí lễ đính hôn tại nhà liệu có khó hay không bạn nhé.

Chuẩn bị bàn thờ lễ đính hôn

Cách trang trí bàn thờ lễ đính hôn không hề khó một chút nào. Vì đây là nơi thắp hương thiêng liêng nên hãy dọn dẹp sạch sẽ rồi mới trang hoàng. Bạn có nên trang trí bàn thờ lễ đính hôn theo tông màu của đám hỏi để có sự đồng bộ. Đồng thời, tùy theo từng miền cũng như chi phí mà mâm lễ vật sẽ khác nhau như cơ bản là có trầu cau, bánh trái, hoa tươi, gà luộc, nhang đèn, nến đỏ,… Dán hai câu đối đỏ, chữ hỷ cũng sẽ giúp bàn thờ gia tiên thêm phù hợp với ngày cưới.

 Chuẩn bị bàn tiệc lễ đính hôn tươm tất

Các trang trí bàn tiệc lễ đính hôn cũng rất đa dạng, bạn có thể lựa chọn nhiều phong các khác nhau để thể hiện. Mỗi tông màu khác nhau sẽ cho ra hiệu ứng khác nhau từ mộc mạc, đơn giản, cho đến sang trọng. Bạn có thể tham khảo những cách trang trí trong nhà hàng để dễ hình dung hơn. Tại bàn tiệc, có thể đặt những lẵng hoa tươi để trang trí thêm sinh động. Ngoài ra sử dụng thêm các dây ruy băng để trang trí cho cầu thang, tường nhà cũng là một sự lựa chọn không tồi. Ngoài ra để, bữa tiệc đính hôn diễn ra vui vẻ hơn, bạn có thể thuê MC lễ đính hôn để khuấy động không khí khiến cho buổi lễ đính hôn trở nên đáng nhớ. Nên lựa những MC lễ đính hôn có tiếng, nếu nhà bạn có người ăn nói linh hoạt cũng có thể nhờ họ hỗ trợ và tiết kiệm thêm một khoản phí cho đám cưới sắp tới.

 Trang trí cổng đính hôn tuyệt đẹp  

Cổng đính hôn có thể nói là ấn tượng đầu tiên của nhà trai đối với nhà gái, thông qua cổng đính hôn người ta có thể nhìn nhận phía đàng gái có chuẩn bị chu đáo cho đám hỏi hay không? Ngoài ra cổng đính hôn sẽ là nơi những bức hình để đời xuất hiện vì vậy đừng nên qua loa bạn nhé. Đầu tiên là, hai bên cổng có thể trang trí bằng hoa, đan lá hoặc bong bóng để thêm phần nổi bật. Cổng hoa khá khó thực hiện nên bạn có thể thuê dịch vụ về làm phần này. Về bảng lễ vu quy, cũng cần được trang trí hoa lá cành, chữ “Vu Quy” in màu đỏ để thêm phần nổi bật, bất cứ ai đi ngang cũng sẽ biết nhà đang có hỷ sự.

 Phông nền trong lễ đính hôn

Phông nền đám hỏi cũng là một background để chụp hình đẹp. Các cặp đôi có thể in phông bạt, sử dụng vải nhung đỏ kết hợp với chữ kim tuyến. Chỉ một vài thay đổi nhỏ, phông nền có thể trở nên gần gũi hơn bằng cách in cách hình ảnh cô dâu chú rể, gia đình hai bên để dán lên tường. Hoặc làm phông nền bằng mành tre cũng là một cách để thể hiện nét mộc mạc, tình yêu thiên nhiên trong lễ đính hôn tại nhà của bạn. Dù là cách nào, chỉ cần bạn dụng tâm thì chắc chắn bạn sẽ có một phông nền nổi bật giúp lễ đính hôn của mình hoàn hảo hơn bao giờ hết.

Lễ tân hôn là gì?

Tân hôn nếu được hiểu theo nghĩa tiếng Hán Việt, thì nó có nghĩa là đến đón người mới. Bởi vậy, lễ tân hôn là cũng cách gọi được sử dụng rất phổ biến trong các lễ cưới ở miền Nam. Lễ tân hôn có nghĩa là đón cô dâu về nhà chồng để tiến hành làm nghi lễ đám cưới.

Trong các nghi lễ cưới xin thì đây chính là thủ tục cuối cùng, sau khi buổi lễ hoàn thành và kết thúc trong mỹ mãn thì cô dâu và chú rể sẽ chính thức về một nhà. Vì lễ tân hôn thông thường sẽ diễn ra tại nhà trai nên đương nhiên đây cũng sẽ là nơi cần phải chuẩn bị nhiều thứ và kỹ càng hơn so với bên nhà gái. Đó là lý do vì sao vào trước ngày cưới, nhà chú rể lúc nào cũng luôn bận rộn tìm hiểu những gì cần chuẩn bị cho hôn lễ quan trọng của cô dâu chú rể.

Các nghi thức lễ tân hôn

Các nghi thức lễ tân hôn tùy theo từng nơi sẽ có các nghi lễ đặc trưng khác nhau, nhưng thông thường trong lễ tân hôn sẽ có 3 nghi thức chính được tiến hành đó là:

Rước dâu

Vào đúng giờ hoàng đạo, chú rể sẽ cùng với nhà trai mang cơi trầu đến nhà gái để xin được rước dâu về nhà. Người đi cùng với chú rể rước dâu thường sẽ là mẹ ruột hoặc cô, bác có mối quan hệ thân thiết trong gia đình. Khi trao lễ cho nhà gái, mẹ cô dâu sẽ là người nhận lễ vật và dâng chúng lên bàn thờ gia tiên. Thông thường thời gian làm nghi thức rước dâu thường không quá lâu và rườm rà nhằm đảm bảo không bị lỡ giờ lành đón dâu về nhà chồng.

 

Sau khi đã dâng lễ vật lên xong, cả hai bên gia đình sẽ cùng nhau ngồi xuống chào hỏi và bày tỏ mong muốn được đón cô dâu về nhà chồng. Lúc này, chú rể sẽ vào phòng để tặng hoa và dẫn cô dâu ra ngoài để cùng nhau thắp hương bàn thờ gia tiên và mời nước mọi người. Khi đã đến giờ lành, cô dâu sẽ lên xe hoa và theo chú rể về dinh.

Ra mắt dâu mới

Nghi thức ra mắt nàng dâu mới chính là phần quan trọng nhất của lễ tân hôn. Sau khi đã đến nhà chồng, chú rể sẽ dẫn theo cô dâu đến thắp hương bàn thờ gia tiên như lời giới thiệu thành viên mới của gia đình. Sau đã làm lễ xong, cô dâu và chú rể sẽ cùng bước lên khán đài, trao cho nhẫn cưới và cắt bánh. Cuối cùng, tân lang và tân nương sẽ đi từng bàn một rót nước mời quan khách thay cho lời cảm ơn sâu sắc vì đã đến chung vui.

Lễ thành hôn là gì?

Lễ thành hôn chính là lễ cưới chính thức của cô dâu chú rể cùng nhau nắm tay vào lễ đường hẹn ước cùng nhau bắt đầu một cuộc sống hạnh phúc và bình an bên nhau dưới sự góp mặt của cả hai gia đình và khách quan thân thiết. Lễ thành hôn cũng được xem là một nghi thức xin phép và thông báo với tổ tiên rằng gia đình đã có thêm một nàng dâu, một chàng rể mới dưới sự chứng kiến của tất cả mọi người tham dự.

Thông thường lễ thành hôn sẽ gồm có lễ gia tiên kết hợp cùng với lễ tân hôn, tuy nhiên đối với những gia đình tổ chức lễ cưới không mời nhiều khách quan thì lễ tân hôn và lễ vu quy sẽ được thay thế bằng lễ hợp hôn. TRong lễ hợp hôn, cả hai bên nhà trai nhà gái sẽ tổ chức chung một lễ cưới, lễ hợp hôn này cũng được gói gọn trong nghi thức thành hôn của cô dâu chú rể.

Bài phát biểu trong lễ thành hôn

Bài phát biểu trong lễ thành hôn vô cùng quan trọng đối với cô dâu chú rể vì đây sẽ là buổi lễ thông báo cả hai sẽ chính thức về chung một nhà vì vậy bài phát biểu trong lễ thành hôn cần đặc biệt thật kỹ càng. Dưới đây là bài phát biểu trong lễ thành hôn dành cho nhà trai và nhà giá mà bạn có thể tham khảo để chuẩn bị cho mình một bài phát biểu thật hay và ý nghĩa nhé.

Bài Phát biểu trong lễ thành hôn cho nhà trai

“Kính thưa cụ ông, cụ bà, anh em nội ngoại của hai gia đình cùng bạn bè thân thiết của hai cháu.

Trước tiên tôi xin đại diện cho họ nhà trai kính chúc sức khỏe các cụ ông, cụ bà anh chị em của hai gia đình, bạn bè thân thiết của hai cháu có mặt đông đủ tại đây để chúc mừng hạnh phúc cho hai cháu chúng tôi là….

Tôi xin được tự giới thiệu tôi là… là … của cháu … Được sự chấp thuận của gia đình hai bên, hôm nay, gia đình chúng tôi xin phép thay mặt bên họ nhà trai, xin có cơi trầu kính dâng gia tiên bên đằng nhà gái và xin phép được đón cháu … về làm dâu trong nhà tôi, và về làm cháu trong họ … chúng tôi. Đồng thời gia đình tôi cũng xin phép gia đình ông … và bà … cho cháu … được làm con làm cháu trong gia đình ông bà. Xin kính mong ông bà nhận cơi trầu xin dâu của họ nhà trai chúng tôi.

Kính thưa các cụ ông cụ bà, anh em nội ngoại, bạn bè của hai cháu.

Giờ tốt đã đến tôi xin đại diện cho đoàn đại biểu họ nhà trai xin trân trọng cảm ơn sự đón tiếp nhiệt tình của họ nhà gái đối với đoàn đại biểu nhà trai chúng tôi. Mong muốn rằng tình cảm mà hai gia đình dành cho nhau sẽ ngày càng gắn bó thắm thiết hơn.

Sau đây xin phép các cụ các ông các cụ bà, anh em nội ngoại và các bạn của hai cháu họ nhà trai chúng tôi được đưa cháu… về gia đình ông … và bà … để tổ chức lễ thành hôn cho hai cháu

Kính mời Các cụ ông cụ bà cùng bạn bè của hai cháu về dự tổ chức với họ nhà trai chúng tôi

Tôi xin trân trọng cảm ơn.”

Bài Phát biểu trong lễ thành hôn cho nhà gái

“Kính thưa các cụ ông cụ bà, anh em nội ngoại của hai gia đình cùng bạn bè thân thiết của hai cháu.

Thay mặt cho họ nhà gái tôi xin kính chúc sức khỏe các cụ ông cụ bà, anh chị em của hai gia đình, bạn bè thân thiết của hai cháu có mặt đông đủ tại đây để chúc mừng hạnh phúc cho hai cháu … và…

Kính thưa toàn thể quan viên hai họ, trải qua quá trình tìm hiểu của hai cháu … và … được sự nhất trí vun vén hạnh phúc của bố mẹ hai bên đồng ý cho các cháu được xây dựng hạnh phúc trăm năm; được sự nhất trí của chính quyền địa phương cho hai cháu đăng kí kết hôn.

Hôm nay ngày lành tháng tốt, họ nhà trai có cơi trầu trước hết kính gia tiên ông bà … nhà gái và xin phép đón cháu … về làm con dâu ông bà ông … nhà trai và là con cháu họ nhà trai. Đồng thời xin cho cháu … làm con rể của ông bà … nhà gái và làm con cháu của dòng họ chúng tôi.

Tôi xin thay mặt gia đình nhà gái nhận cơi trầu xin dâu của họ nhà trai chính thức nhận cháu … làm con rể ông bà … làm con cháu dòng họ chúng tôi đồng thời cho phép nhà trai đón cháu … về họ nhà trai để tổ chức lễ thành hôn cho 2 cháu.

Một lần nữa tôi xin kính chúc sức khỏe các ông các bà các anh các chị và các bạn thanh niên nam nữ của gia đình hai bên.

Chúc cho tình thông gia giữa 2 gia đình chúng ta ngày càng bền chặt!

Chúc hai cháu … và … trăm năm hạnh phúc!

Xin trân trọng cảm ơn!”.

Một số câu hỏi thường gặp trong lễ cưới

Lễ đính hôn có trao nhẫn không?

Tùy theo mong muốn của cô dâu chú rể, lễ đính hôn cũng có thể được trao nhẫn vì vậy chú rể hãy chuẩn bị trước một chiếc nhẫn đính hôn thật ngọt ngào và lãng mạn để dành tặng cô dâu trong ngày quan trọng nhé.

Chương trình lễ đính hôn cần làm những gì?

Chương trình lễ đính hôn sẽ được bắt đầu bằng lời chào của MC và giới thiệu của gia đình hai họ. Tiếp đó là tiết mục trao lễ vật cùng với màn ra mắt của cô dâu chú rể, cuối là lời phát của đại diện hai họ và cô dâu chú rể sẽ cắt bánh kem khai tiệc và đến từng bàn mời nước khách quan.

Thay bao nhiêu bộ váy cưới là hợp lý?

Ngày nay các cô dâu không chỉ mặc một bộ váy cưới duy nhất như xưa nữa mà sẽ thay thêm một vài bộ váy cưới có kiểu dáng khác nhau. Điều này cũng là lẽ đương nhiên bởi vì nàng dâu nào cũng muốn trở nên xinh đẹp nhất vào ngày trọng đại của mình. Tuy nhiên cũng không nhất thiết phải chuẩn bị quá nhiều váy cưới vì cô dâu sẽ phải mất thêm thời gian để thay đồ và trang điểm lại sao cho phù hợp, cùng với đó phải đón tiếp nhiều khách khứa sẽ khiến cô dâu kiệt sức đấy.

Các mẫu trang trí lễ cưới tại nhà

Bảng tên cô dâu chú rể đẹp

Bảng vu quy, bảng lễ đính hôn, bảng lễ tân hôn, bảng lễ thành hôn tuy dành cho mục đích khác nhau tuy nhiên chúng cùng có một đặc điểm chung đều là bảng để tên cô dâu chú rể. Bảng tên cưới đẹp cho lễ vu quy, đính hôn, tân hôn hay thành hôn không chỉ làm nổi bật tên cô dâu chú rể cho khách quan nhìn thấy mà nó còn tạo điểm nhấn cho ngày trọng đại này.

Trong những năm gần đây, bảng tên cô dâu chú rể dành cho lễ cưới hỏi luôn được chú trọng hơn bao giờ hết. Bảng tên thường được đặt trước cổng hoa, trên tường, trên sân khấu,… để mọi người có thể dễ dàng nhìn thấy tên của cô dâu chú rể. Bảng tên cô dâu chú rể muốn đẹp thì không nhất định phải cầu kỳ hay có nhiều họa tiết phức tạp. Bảng tên đẹp trong lễ vu quy, đính hôn, tân hôn hay thành hôn bên cạnh việc thu hút ánh mắt khách mời thì còn cần phải dễ đọc, rõ ràng.

Tuy nhiên với các thiết kế dành cho việc cưới hỏi ngày càng được chăm chút dù đơn giản nhưng vẫn mang vẻ đẹp rất tinh tế. Giúp cho bảng tên cô dâu chú rể cũng được thiết kế theo nhiều kiểu dáng rất xinh. Thay thế bảng bảng tên chữ xốp truyền thống, bảng tên giờ đây được làm bằng nhiều loại bìa khác như foam, nhựa tổng hợp cao cấp,… giúp cho bảng tên thêm sắc nét và trang nhã hơn.

Được thiết kế với nhiều màu sắc nhã nhặn, sang trọng cùng với độ bền của chất liệu bảng tên cưới cũng rất tốt và có độ dẻo linh hoạt giúp cho hôn lễ của cô dâu chú rể phần nào trở nên bắt mắt và ấn tượng hơn. Dưới đây là một số mẫu hình ảnh bảng tên đẹp dành cho ngày lễ cưới bạn có thể tham khảo cho mình nhé!

Bảng tên cô dâu chú rể treo tường

Bảng tên cô dâu chú rể handmade

Bảng tên cô dâu chú rể để cổng

Bảng tên cô dâu chú rể để sân khấu

Một số mẫu trang trí lễ thành hôn tại nhà

Trang trí lễ thành hôn sao cho ấn tượng và đẹp mắt để cô dâu và chú rể có một lễ cưới thật trọn vẹn và đáng nhớ thì dưới đây là một số phong cách trang trí cho lễ thành hôn tại nhà mà bạn có thể xem qua để xác định được phong cách hôn lễ mà mình mong muốn nhé!

Trang trí lễ thành hôn tại nhà với tông màu nhẹ nhàng cùng vải nhung

Trang trí lễ thành hôn tại nhà với tông màu hồng phấn ngọt ngào

Trang trí lễ thành hôn tại nhà với tông màu đỏ rực rỡ

Trang trí lễ thành hôn tại nhà với tông màu vàng

Ngoài ra, nếu muốn tăng thêm tính long trọng cho buổi lễ thành hôn của mình, bạn cũng có thể trang trí thêm một vài vị trí trong nhà như cửa ra vào, trần nhà, cầu thang, lối đi và đặc biệt là cổng hoa cưới đón khách.

Trang trí lối đi trong lễ thành hôn với những trụ hoa trắng xanh biển và voan lụa

Trang trí cửa đón khách trong lễ thành hôn

Trang trí cầu thang trong nhà cùng với hoa tươi rực rỡ

Trang trí trần nhà ngày thành hôn với voan và tú cầu

Trên đây là nội dung sẽ giúp bạn phân biệt được lễ vu quy, đính hôn, tân hôn và thành hôn là gì mà trước khi tiến hành lễ cưới. Chúng tôi rất vui nếu bạn đã biết thêm được một số nghi lễ quan trọng trong ngày cưới và tham khảo được một số mẫu trang trí dành cho lễ thành hôn mà chúng tôi đã sưu tầm.  Ngoài ra nếu bạn đang tìm kiếm địa điểm tổ chức đám cưới uy tín và chuyên nghiệp có thể đến Diamond Place để được bắt đầu một hôn lễ đáng nhớ nhé.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *